Cách ươm hạt na là một bước quan trọng quyết định năng suất cây trồng và tỷ lệ nảy mầm. Na, còn được gọi là mãng cầu ta là một loại cây ăn quả phổ biến và được ưa chuộng nhờ hương vị thơm ngon và giàu dinh dưỡng của nó. Cây na rất dễ trồng nhưng trước tiên bạn phải ươm hạt giống. Bài viết hôm nay của hoaxinh568.com sẽ giải thích cho bạn cách ươm hạt na làm giống để tăng tỷ lệ nảy mầm.
Khái quát về cách ươm hạt na
Một phương pháp trồng cây được gọi là ươm hạt na, tức là là gieo hạt giống xuống đất và sau đó trồng thành cây mới. Nhiều cây quả và cây lâu năm sử dụng phương pháp này và bà con thường sử dụng hạt giống na đã gieo xuống đất để trồng cây mới. Trong quá trình trồng cây na từ hạt, bà con phải đảm bảo rằng hạt giống được đặt xuống đất ở độ sâu vừa đủ để hạt giống có thể phát triển thành cây.
Xử lý hạt giống trước khi ươm
Với sự phát triển như hiện nay thì chúng ta có thể mua cây giống theo nhu cầu dễ dàng. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều người chọn cách tự trồng hạt giống trong đó có cây na. Mặc dù tự ươm hạt na có vẻ đơn giản nhưng để hạt giống phát triển tốt nhất, cần phải xử lý hạt giống trước.
Chọn lọc hạt na chất lượng
Nếu biết cách sử dụng hạt giống tốt và ươm trồng đúng đắn thì sẽ giúp bạn sớm sở hữu những cây xanh tốt. Nếu mua hạt na sẵn thì bạn phải chọn loại không có chất bảo quản và màu hơi sáng. Trường hợp không tìm mua được thì bạn có thể tự mình tìm giống bằng cách tách hạt từ quả na chín.
Phần hạt na sau khi lọc được, bạn cho vào một cái rổ nhựa hoặc rây sau đó rửa sạch và nhặt bỏ những hạt nhỏ, lép, chỉ để lại hạt chắc, tròn. Hạt càng nẩy càng chắc thì chất dinh dưỡng càng nhiều và cây con sẽ có sức đề kháng cao và sau này khi ra hoa kết quả được nhiều.
Phơi hạt na
Với những hạt na vừa mới tách ra từ quả na tươi sau khi rửa sạch thì bạn đem phơi dưới nắng khoảng 2 – 3 tiếng hoặc hơn cho hạt giống thật khô. Hạt na sau khi phơi khô sẽ đổi màu từ màu đen sang màu nâu trông giống như những hạt cà phê.
Tiếp theo, cho hạt na giống đã phơi vào bao tải, chà xát nhiều lần cho sạch tạp chất và lớp màng bao ngoài vỏ còn sót lại. Như vậy sẽ kích thích quá trình nảy mầm nhanh và tỉ lệ các mầm đều và nhiều hơn.
Ngâm hạt na
Công đoạn ngâm sẽ giúp loại bỏ các hạt giống kém chất lượng thường là hạt lép, sâu sẽ nổi lên bề mặt và rút ngắn thời gian nảy mầm. Có thể ngâm hạt na trong nước ấm hoặc trong túi vải có độ ẩm cao. Thời gian ngâm khoảng 8 – 10 tiếng sau đó đem ủ từ 1 – 3 ngày hoặc xử lý thêm bằng cách mài hoặc cắt phần vỏ cứng của hạt ở đầu chồi mềm sao cho lộ phần nhân hạt bên trong rồi mới đem đi ươm. Sau thời gian đó thì bạn vớt hạt na ra khỏi dụng cụ ngâm, có thể dùng rây để vớt rồi để ráo nước.
Cách ươm hạt na đơn giản
Chuẩn bị vật dụng và đất trồng
Đầu tiên, bạn có thể sử dụng chậu ươm, túi bầu ( túi PE ) hoặc khay ươm nếu số lượng hạt giống nhiều. Dù bạn trồng trong chậu hay chuyển xuống đất trồng thì cũng cần gieo hạt trong những vật dụng này trước. Việc này giúp bạn kiểm soát độ ẩm của đất, sâu bệnh cũng như dinh dưỡng cho cây con một cách dễ dàng.
Thuốc trừ nấm cũng là một phần không thể thiếu để hạn chế các loại nấm mốc gây hại cho giống ảnh hưởng tới năng suất cây trồng sau này.
Để hạt na nhanh nảy mầm thì hãy lấy đất phù sa ở ruộng trộn với cát ở bờ sông và hỗn hợp tro trấu, cám dừa sẽ tốt hơn đất sạch. Tuy nhiên, cám dừa cần ngâm xả nhiều lần với nước cho sạch cho đến khi hết chất màu vàng nâu – tanin.
Tiến hành ươm hạt na
Trộn đều đất và giá thể trồng rồi cho vào túi ươm hoặc chậu ươm. Bạn nên phun liên tục khoảng 2 – 3 lần để thuốc thấm sâu vào đất. Đem hạt giống đã ngâm gieo vào đất sau đó chôn hạt với độ sâu bằng 2 – 3 lần đường kính của hạt tầm 1 – 2cm.
Lưu ý: Nếu ươm hạt na trúng vào mùa lạnh thì bạn nên sử dụng màng bọc thực phẩm hay tấm kính đậy chậu hoặc túi ươm lại để tăng độ ẩm. Đặt chậu, túi hoặc khay ươm ở nơi ít nắng tuy nhiên không nên để thiếu sáng.
Chăm sóc mầm na sau khi ươm
Sau khi cấy mầm na vào bầu đất thì bạn cần tiến hành chế độ chăm sóc phù hợp. Công đoạn này rất quan trọng vì bên cạnh yếu tố hạt giống và đất trồng, quá trình chăm sóc sẽ quyết định đến tỷ lệ nảy mầm và chất lượng cây con.
Trong 5 – 7 ngày đầu khi ươm bạn cần phun sương hàng ngày. Những ngày sau, cứ cách 2 – 3 ngày tưới nước 1 lần vào sáng sớm hoặc chiều tối.
Sau khi cây con đạt 2 tháng tuổi và bắt đầu ra lá, tiến hành tưới thúc cho cây với nồng độ NPK 05-1 và tưới 4 lít/m2 để nạp dinh dưỡng cho cây. Khi cây đạt chiều cao từ 5 – 7cm trở lên, pha tỷ lệ NPK cao hơn, 75gam trong 15 – 20 lít nước và tưới đều lên các mặt bầu ươm.
Sau 4 tháng, cần giảm một nửa độ che phủ và bước sang tháng thứ 6 có thể bỏ luôn lớp lưới che. Giảm lượng nước tưới từ tháng thứ 4 và ngừng tưới nước từ 3 – 4 tuần trước khi đem trồng.
Kết luận
Trên đây là cách ươm hạt na mà hoaxinh568.com đã chia sẻ chi tiết. Ngoài ra, còn có kỹ thuật ươm hạt na trực tiếp vào đất hoặc nén sơ dừa nhưng thường tỷ lệ nảy mầm không cao. Cách ươm hạt na là một trong những công đoạn đầu tiên giúp hình thành cây và phát triển tốt hơn. Hy vọng với kỹ thuật này thì bạn sẽ có được cây giống tốt và mang đến những cây na thật xanh tốt.